Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Cô gái đi xe SH bị lột kính và khẩu trang vì không nhường đường cho xe chở rác, bắt cả phố đứng chờ

Vụ việc xảy phiên dịch ra trong một con ngõ nhỏ ở Hà Nội. Cô gái trẻ đi xe máy SH và nam công nhân chở xe rác đi ngược chiều, nhưng không nhường đường cho nhau. Cũng vì thế mà đoạn đường bị ùn tắc ở cả hai chiều.

Cô gái đi xe SH bị lột kính và khẩu trang vì không nhường đường cho xe chở rác, bắt cả phố đứng chờ - Ảnh 1.

Cô gái không nhường đường cho xe chở rác

Cô gái đi xe SH bị lột kính và khẩu trang vì không nhường đường cho xe chở rác, bắt cả phố đứng chờ - Ảnh 2.

Bao người phải đứng chờ cô gái

Trong khi rất nhiều người phải đứng chờ, cô gái vẫn ngoan cố không nhúc nhích, thậm chí thản nhiên bấm điện thoại. Người dân xung quanh vô cùng bức xúc. Họ lớn tiếng chửi bới, thậm chí tự ý lột kính và khẩu trang của cô này. 

Cô gái đi xe SH bị lột kính và khẩu trang vì không nhường đường cho xe chở rác, bắt cả phố đứng chờ - Ảnh 3.
Cô gái đi xe SH bị lột kính và khẩu trang vì không nhường đường cho xe chở rác, bắt cả phố đứng chờ - Ảnh 4.
Cô gái đi xe SH bị lột kính và khẩu trang vì không nhường đường cho xe chở rác, bắt cả phố đứng chờ - Ảnh 5.

Sau khi bị rất nhiều người chỉ trích, cô gái mới chịu nhường đường để giải tỏa giao thông.

Đoạn clip ghi lại diễn biến vụ việc đang thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. Đa phần dân mạng đều tỏ ra bất bình với cô gái đi xe SH.

" Xe máy nhỏ hơn thì nhích lên một chút để nhường đường đi, thiệt gì đâu mà ương bướng thế? Để bao người phải chờ mình, cô ta có thấy ngại không? ", thành viên Minh Tuấn bình luận.

Trong khi đó, cũng có ý kiến tỏ ý không đồng tình với hành động của một số người dân.

" Tự ý động vào đồ của cô gái như vậy cũng không hay. Dù thế nào cũng nên bình tĩnh ", tài khoản Bích Hiền bày tỏ.

Khi "Sultan Thổ" hết kiên nhẫn: Đe dọa gấu Nga, tuyên bố diệt hàng nghìn lính Syria!

Tối ngày 29/2, trang tin Southfront xuất bản bài phân tích "Turkish Sultan-in-chief goes wild, threatens Putin, claims thousands of Syrian troops we killed" (tạm dịch: "Sultan Thổ " mất bình tĩnh, đe dọa (Tổng thống Nga ) Putin, tuyên bố giết hại hàng nghìn lính Syria ).

Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn khách quan, đặc biệt là trong bối cảnh một cuộc xung đột có sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể nổ ra bất kỳ lúc nào khi "Giờ G" - hạn cuối của việc Quân đội Syria rút khỏi Idlib sắp tới, chúng tôi xin lược dịch bài viết.

Khi "Sultan (quốc vương) Thổ" lên tiếng

Vào ngày 29/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đưa ra một loạt yêu sách mới và tiếp tục thực hiện các hoạt động quân sự gây căng thẳng tại khu vực chiến sự Idlib, tây bắc Syria.

Cụ thể, ông Erdogan tuyên bố rằng hoạt động quân sự của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) ở Idlib không phải là một canh bạc và cũng không phải là một nỗ lực để mở rộng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm rằng TAF đã vào khu vực "theo yêu cầu của người dân Syria" (có thể hiểu là để hỗ trợ các tay súng vũ trang sử dụng dân thường làm "lá chắn sống") và TAF sẽ không rời khỏi khu vực trừ phi người dân yêu cầu (đồng nghĩa với sự chiếm đóng lâu dài).

Nguy hiểm hơn, ông Erdogan nhắc lại việc ông đã điện đàm với người đồng cấp Nga Putin rằng lính Nga sẽ phải "cuốn gói" khỏi khu vực TAF đã triển khai các cứ điểm ở Idlib cùng với "chế độ Damascus (chính phủ hợp pháp của Syria) tới người cuối cùng.

Các tay súng phiến quân và khủng bố được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và viện trợ xe bọc thép M113.

Hàng nghìn lính Syria thiệt mạng, hàng chục nghìn người tị nạn "uy hiếp" EU

Mới đây Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng hoạt động quân sự của TAF đã khiến hơn 2.100 lính Quân đội Arab Syria (SAA) thiệt mạng, phá hủy 300 trang thiết bị quân sự và 7 kho hóa chất.

Nếu những con số này là thực tế, thì không rõ các mũi tiến công của SAA ở đông nam Idlib sẽ còn lại những lực lượng nào, trong khi tất cả những thành công của TAF cho tới nay chỉ giới hạn trong việc tái chiếm khu vực thị trấn Saraqib và khiến hàng chục người lính Thổ thiệt mạng.

Khi Sultan Thổ hết kiên nhẫn: Đe dọa gấu Nga, tuyên bố diệt hàng nghìn lính Syria! - Ảnh 3.

Bản đồ mặt trận Idlib cho tới cuối ngày 29/2.

Cuối cùng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh vào cuộc khủng hoảng di cư ở Liên minh Châu Âu (EU) và chính thức xác nhận rằng Ankara đang cố tình "tạo điều kiện" cho người tị nạn Syria đến Châu Âu.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một "làn sóng" 18.000 người tị nạn đã tập trung ở biên giới Thổ và EU từ 28/2 và nói thêm rằng con số này có thể lên tới 30.000 trong ngày 29/2.

Ankara đã "lật mặt" rằng họ luôn cố gắng "tống tiền" EU để có được hỗ trợ tài chính và ngoại giao cho các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông.

Rõ ràng, nhà cầm quyền ở Ankara có "cách riêng" để giành được thiện cảm và gia tăng tầm ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế.

Cùng với hàng triệu người phiên dịch tị nạn ở nước ngoài, ngay trong lãnh thổ Syria cũng có tới hàng triệu người khác phải di tản khỏi các khu vực giao tranh trong 8 năm nội chiến.

Công Phượng đang thăng hoa, Chủ tịch Hữu Thắng báo thêm tin vui lớn từ bầu Đức cho TP.HCM

Trên thực tế, TP.HCM đạt được thỏa thuận với Sint Truidense về việc mua lại nửa năm hợp đồng của Công Phượng , đồng nghĩa với việc chỉ mới chắc chắn có được sự phục vụ của chân sút này trong giai đoạn 1 của V.League 2020.

Thời gian qua, câu hỏi về việc liệu sau nửa mùa giải, Công Phượng sẽ tiếp tục chơi cho TP.HCM hay quay trở lại HAGL nhận được nhiều sự chú ý của dư luận. Đặc biệt trong hoàn cảnh Công Phượng đang cho thấy sự hòa nhập rất tốt và liên tục tỏa sáng trong màu áo TP.HCM ở những trận đấu vừa qua.

Công Phượng đang thăng hoa, Chủ tịch Hữu Thắng báo thêm tin vui lớn từ bầu Đức cho TP.HCM - Ảnh 1.

Liên hệ với Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng của CLB TP.HCM, ông đã đưa ra lời giải đáp về tương lai của Công Phượng.

"Công Phượng có đá hết mùa cho TP.HCM được hay không? Tôi xin trả lời là có. Bầu Đức cũng muốn tạo điều kiện để Công Phượng tìm lại cảm giác chơi bóng. Một cầu thủ toàn tâm toàn ý chơi cho một đội bóng trong trọn vẹn mùa giải vẫn tốt hơn.

Đối với cầu thủ, việc tìm lại được sự tự tin để chơi bóng, rồi dần dần tìm lại được phong độ là điều rất quan trọng" .

Công Phượng đang thăng hoa, Chủ tịch Hữu Thắng báo thêm tin vui lớn từ bầu Đức cho TP.HCM - Ảnh 2.

Sự ăn ý của Công Phượng với các đồng đội mới tại TP.HCM là điều được nhìn thấy rõ.

Với những gì đã thể hiện trong 2 trận đấu vừa qua tại AFC Cup, rõ ràng Công Phượng đang phiên dịch cho thấy sự hồi sinh của mình, không chỉ ở việc có được 2 bàn thắng mà cùng với đó còn là sự ăn ý với các đồng đội tại đội bóng mới.

Chứng kiến sự hòa nhập tốt của một bản hợp đồng nhận được nhiều sự kỳ vọng như Công Phượng, chủ tịch Hữu Thắng cũng bày tỏ sự vui mừng:

"Phải nói đó là niềm vui, hạnh phúc của khán giả, những người hâm mộ yêu bóng đá Việt Nam và yêu quý Công Phượng từ lâu. Tôi cảm thấy Phi Sơn và Công Phượng thi đấu rất hợp. Phi Sơn cũng chơi xuất sắc trong cả 2 trận vừa rồi và họ có sự phối hợp rất ăn ý.

Quan trọng là Công Phượng tìm lại được cảm giác, sự tự tin để chơi bóng. Tất cả những gì cơ bản cậu ấy vốn có và quan trọng hơn nữa là Công Phượng hòa nhập được với lối chơi của TP.HCM, chơi ăn ý cùng các đồng đội. Tôi nghĩ đó là điều quan trọng nhất".

1977 Vlog lại tung siêu phẩm, dân tình hả hê vì có cả loạt quote mặn như muối biển đem đi cà khịa

Sau 1 thời gian dài khiến dân tình chờ đợi mòn mỏi, nhân ngày đặc biệt (29/2), 1977 Vlog đã ra mắt clip thứ 7 với tựa đề "Chiếc lá cuối cùng – Quyền năng đất mẹ". Khác với những clip trước đây, sản phẩm lần này của anh em Trung Anh - Việt Anh lấy cảm hứng từ một tác phẩm nước ngoài là "Chiếc dịch vụ biên dịch lá cuối cùng" của tác giả O. Henry chứ không dựa trên những tác phẩm văn học Việt Nam nữa.

Tuy nhiên, dù là văn học trong nước hay ngoài nước thì 1977 Vlog vẫn duy trì được sức hút của mình. Chỉ 3 tiếng sau khi đăng tải, clip đã nhận về gần 500k lượt xem với hơn 137k lượt like trên Youtube. Trên Facebook, lượng tương tác cũng khủng không kém với 140k like, 8,6k comment và 16k share.

1977 Vlog lại tung siêu phẩm, dân tình hả hê vì có cả loạt quote mặn như muối biển đem đi cà khịa - Ảnh 1.

Các bạn đã xem clip mới của chúng mình chưa?

Và như mọi khi, Trung Anh - Việt Anh tiếp tục đem đến cho dân mạng "đặc sản" cộp mác 1977 Vlog: những câu cà khịa cực mạnh. Còn chờ gì nữa mà không save về ngay để đem đi rải ở khắp nơi nhỉ?

Thể thao mạo hiểm (danh từ): Hành động đi trêu điên hội cục súc.

1977 Vlog lại tung siêu phẩm, dân tình hả hê vì có cả loạt quote mặn như muối biển đem đi cà khịa - Ảnh 2.

Gắt chưa??

1977 Vlog lại tung siêu phẩm, dân tình hả hê vì có cả loạt quote mặn như muối biển đem đi cà khịa - Ảnh 4.

Chẳng biết ai giết ai trước nhưng mà hút thuốc là tự hại thân mình thì rõ rành rành rồi.

1977 Vlog lại tung siêu phẩm, dân tình hả hê vì có cả loạt quote mặn như muối biển đem đi cà khịa - Ảnh 6.

Mang câu này đi xách mé hội FA thì vui phải biết.

1977 Vlog lại tung siêu phẩm, dân tình hả hê vì có cả loạt quote mặn như muối biển đem đi cà khịa - Ảnh 8.

Một câu nói thôi mà gợi quá nhiều sự tò mò và trí tưởng tượng đấy nhé!

1977 Vlog lại tung siêu phẩm, dân tình hả hê vì có cả loạt quote mặn như muối biển đem đi cà khịa - Ảnh 10.

Mắng người khác một cách văn minh đây nè!

1977 Vlog lại tung siêu phẩm, dân tình hả hê vì có cả loạt quote mặn như muối biển đem đi cà khịa - Ảnh 12.

Trước những pha cà khịa cực gắt đến từ "vị trí" của 1977 Vlog, dân tình đã để lại vô số bình luận khen ngợi và thích thú:

- Khối lượng thông tin đồ sộ, nhịp sống của cả thế giới được tổng hợp trong video này. Nể!

- Like và comment cái rồi xem vì biết kiểu gì cũng hay.

- Không những kịch bản hay mà còn có dàn diễn viên phụ mặt hài nữa chứ.

- Xem xong thoả mãn quá!

- Mỗi lần có tập mới là mỗi lần có meme mới.

- Lại thành trend rồi, đem rồi quote này đi cà khịa thì vui phải biết.

Bên cạnh đó cũng có 1 vài ý kiến góp ý với sản phẩm mới nhất của 1977 Vlog: "Phong cách Việt Nam vẫn hợp với các anh hơn", " Có vẻ clip nhạt dần theo năm tháng. Mấy clip đầu mình thấy hay hơn",...

Hiện tại số lượt xem của "Chiếc lá cuối cùng – Quyền năng đất mẹ" vẫn đang tiếp tục tăng lên. Thế nên chắc chắn sản phẩm này cũng sẽ nhanh chóng thu về nhiều triệu view như những clip trước đây của 1977 Vlog mà thôi.

Vai diễn witcher lão làng Vesemir đã có chủ, nhà Sói chính thức đủ đội hình

Sau thành công rực rỡ của mùa đầu tiên, lên sóng vào cuối tháng 12/2019, The Witcher mùa 2 đã chính thức bấm máy vào đầu tuần vừa qua tại Vương quốc Anh. Dàn diễn viên chính bao gồm Henry Cavill (Geralt), Anya Chalotra (Yennefer), Freya Allan (Ciri) và Joey Batey (Jaskier) đều sẽ quay trở lại để tiếp nối mạch phim đang đến hồi gay cấn của mùa 1. Bên cạnh đó, một số gương mặt phụ khác như MyAnna Buring (Tissaia), Eamon Farren (Cahir), hay Anna Shaffer (Triss Merigold) cũng sẽ góp mặt trong mùa 2 này, hứa hẹn mang lại những câu chuyện thú vị và hấp dẫn hơn nữa.

Mới đây, Netflix cũng đã chính thức xác nhận danh sách những diễn viên - nhân vật mới sẽ gia nhập gia đình witcher trong thời gian tới. Trong đó, đáng chú ý nhất là cái tên Kristofer Hivju, người từng tham gia series đình đám Game of Thrones, sẽ đảm nhận vai diễn Nivellen trong mùa 2. ( Bạn đọc có thể tham khảo thêm ở bài viết này ). Bên cạnh đó, 3 witcher khác thuộc trường phái Sói giống như Geralt cũng đã lộ diện: Paul Bullion (Lambert), Yasen Atour (Coen) và Thue Ersted Rasmussen (Eskel).

Vai diễn witcher lão làng Vesemir đã có chủ, nhà Sói chính thức đủ đội hình - Ảnh 1.

Vai diễn witcher lão làng Vesemir của trường phái Sói cuối cùng cũng đã được công bố.

Tuy nhiên phải đến hôm nay, Netflix mới công bố vai diễn Vesemir - witcher già nhất và cũng giàu kinh nghiệm nhất của vùng Lục Địa, đồng thời cũng là thầy của Geralt, Lambert và Eskel. Cái tên được họ chọn mặt gửi vàng là Kim Bodnia, gương mặt quen thuộc trong vai Konstantin Vasiliev của series Killing Eve. Đội hình witcher trường phái Sói chính thức hoàn thiện và sẵn sàng đào tạo, bảo vệ Ciri kể từ mùa phim thứ 2.

Chia sẻ với fan hâm mộ về lựa chọn casting mới nhất này, showrunner Lauren Schmidt Hissrich cho biết: “ Tôi thực sự vui mừng khi có thể chào đón Kim Bodnia đến với đại gia đình The Witcher. Tôi vẫn luôn ngưỡng mộ tài năng độc nhất vô nhị của ông ấy trong những series như Killing Eve hay The Bridge. Tôi cũng mong chờ Kim sẽ mang sức mạnh, sự kiên cường cũng như tấm lòng nhân hậu của mình vào vai diễn Vesemir - một nhân vật cực kì quan trọng trong mùa phim sắp tới ”.

Đây có lẽ là một cú twist thực sự mà Netflix dành cho fan hâm mộ, bởi trước đó, không ít người đã chắc mẩm rằng vai diễn Vesemir sẽ thuộc về diễn viên gạo cội Mark Hamill. Không phải chỉ vì ngoại hình phù hợp hay kĩ năng diễn xuất đỉnh cao, mà bản thân Mark Hamill với Netflix cũng đã nhiều lần bắn hint, “đưa đẩy” nhau trên mạng xã hội. Trong khi nam diễn viên này cho rằng bản thân ông là người phù hợp nhất để vào vai Vesemir (dù ông chưa từng nghe nói đến vũ trụ witcher), Lauren cũng từng tiết lộ đội ngũ Netflix cực kì muốn đưa ông về với gia đình witcher, thậm chí còn đã đàm phán với đại diện của ông rồi. Thế nhưng sau tất cả, Kim Bodnia mới là cái tên được lựa chọn.

Vai diễn witcher lão làng Vesemir đã có chủ, nhà Sói chính thức đủ đội hình - Ảnh 2.

Như vậy là sau nhiều lần "thả thính" nhau trên mạng xã hội, cuối cùng Mark Hamill cũng không thể đảm nhận vai diễn Vesemir như nhiều fan mong đợi. Nhưng biết đâu đấy, trong những mùa phim sau, ông vẫn sẽ tham gia The Witcher nhưng trong 1 vai trò khác thì sao.

The Witcher mùa 2 sẽ chính thức lên sóng trong năm 2021 nhưng chưa ấn định ngày cụ thể. Bên cạnh đó, Netflix cũng đang phát triển bộ phim điện ảnh anime có tên The Witcher: Nightmare of the Wolf, xoay quanh chính nhân vật Vesemir chứ không phải Geralt. Dù chưa có thông báo chính thức nhưng nhiều khả năng bộ phim này sẽ công chiếu trước khi mùa 2 ra mắt, như một bước đệm giúp khán giả hiểu rõ hơn về Vesemir - witcher đóng vai trò rất quan trọng đối với cả Ciri lẫn cốt truyện chung của mùa phim sắp tới.

Theo Movieweb

"Cha đẻ" phiên dịch của series game The Witcher trở thành studio lớn thứ 2 ở Châu Âu sau cú hích mang tên Netflix

Sharp sản xuất khẩu trang

Nikkei hôm qua (28/2) đưa tin đại gia điện tử Nhật Bản Sharp sẽ là công ty đầu tiên của nước dịch vụ biên dịch này ngoài lĩnh vực y tế quyết định làm khẩu trang. Họ sẽ sản xuất từ giữa tháng 3, với công suất mỗi ngày vào khoảng 150.000 chiếc. Mục tiêu cuối cùng là 500.000 chiếc một ngày.

Hãng dự kiến sản phẩm sẽ lên kệ vào cuối tháng. Ban đầu, Sharp sẽ lắp đặt 3 dây chuyền tại phòng đã được khử khuẩn trong một nhà máy ở tỉnh Mie. Đây là nơi hãng sản xuất màn hình LCD.

Chính phủ Nhật Bản gần đây kêu gọi các công ty tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu khẩu trang đang tăng tại nước này, do dịch Covid-19 lan tràn. Nhật Bản đã ghi nhận hơn 200 trường hợp nhiễm nCoV, không bao gồm hơn 700 người nhiễm virus trên du thuyền Diamond Princess.

Họ muốn nâng công suất cả nước lên 600 triệu chiếc mỗi tháng. Công suất hiện tại vào khoảng 400 triệu khẩu trang. Chính phủ nước này cũng cho biết sẽ hỗ trợ tối đa 30 triệu yen (275.000 USD) cho công ty đầu tư vào việc sản xuất khẩu trang.

Trước Sharp, Foxconn (Đài Loan), SAIC-GM-Wuling - một liên doanh của General Motors tại Trung Quốc, và hãng xe BYD (Trung Quốc) cũng đã bắt tay vào việc sản xuất khẩu trang.

Hà Thu (theo Japan Today, Reuters)

Chủ phòng trà thuê người tạt mắm tôm Phở Hòa Pasteur

Ngày 28/2, Phạm Phong Phú (48 tuổi), Khương Đình Đồng (29 tuổi) cùng 3 đàn em khác bị Công an TP HCM đề nghị VKS cùng cấp truy tố về hành vi Cưỡng đoạt tài sản . Đây là băng giang hồ nhiều lần tạt sơn, mắm tôm tiệm Phở Hoà Pasteur ở quận 3 hồi giữa năm ngoái.

Liên quan đến vụ án, Trần Anh Tuấn - con rể chủ quán Phở Hòa Pasteur, bị đề nghị truy tố về hành vi Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức .

Phạm Phong Phú tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp.

Phạm Phong Phú tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp.

Theo kết luận điều tra, Phú làm chủ phòng trà ở quận Tân Bình, còn Tuấn là khách quen. Sau thời gian thân thiết, Tuấn làm giả giấy tờ 3 ôtô Mercedes S350, Lexus RX350, Audi Q7 sau đó nhờ Phú và Khương Đình Đồng (nhân viên giữ xe) bảo lãnh cầm cố, thế chấp ở nhiều nơi.

Đầu năm 2019, Tuấn vay Phú 3,5 tỷ đồng với lãi suất 12-15% mỗi tháng để làm ăn. Giữa năm đó kẹt tiền, ông ta nhờ Đồng đứng ra bảo lãnh vay 200 triệu của người khác với lãi suất 4% mỗi ngày. Chỉ đóng lãi được vài ngày, Tuấn lánh mặt, tắt điện thoại khiến Đồng không thể liên lạc, phải trả nợ thay.

Đồng đến nhà Tuấn tìm nhưng không gặp nên đến quán Phở Hoà Pasteur (gia đình vợ Tuấn) yêu cầu họ trả nợ. Không đòi được dịch vụ biên dịch tiền, anh ta về bàn với Phú tìm cách đòi cả 2 khoản nợ.

Ông chủ phòng trà chỉ đạo Đồng cùng nhiều đàn em 8 lần tạt sơn, mắm tôm, chất bẩn vào quán Phở Hòa để khủng bố tinh thần gia đình vợ Tuấn, buộc họ phải trả nợ thay. Nhóm giang hồ còn kéo đến ngồi chật quán, bắt gián bỏ vào phở rồi vu cho quán bán thức ăn bẩn, nhằm làm mất uy tín với thực khách và du khách nước ngoài.

Bảng hiệu quán Phở bị ném sơn. Ảnh: Tùng Linh

Bảng hiệu quán Phở bị ném sơn. Ảnh: Tùng Linh.

Hai ngày 25 và 26/7/2019, Phú tiếp tục thuê hơn 20 người kéo đến ném mắm tôm vào tiệm khiến nhiều khách hoảng loạn. Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP HCM vào cuộc điều tra, bắt toàn bộ nhóm giang hồ.

Phở Hòa Pasteur được nhiều du khách nước ngoài biết đến từ năm 1968.

Quốc Thắng

Hàn Quốc sẽ miễn phí điều trị người Việt nhiễm nCoV

Ngoại trưởng Kang Kyung-wha hôm nay cho biết chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực đối phó, khoanh vùng dịch Covid-19 và "hỗ trợ y tế miễn phí dịch vụ biên dịch theo tiêu chuẩn WHO đối với công dân Việt Nam tại Hàn Quốc", theo thông cáo ngày 28/2 của Bộ Ngoại giao.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Kang Kyung-wha có cuộc điện đàm theo đề nghị từ phía Hàn Quốc.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trao đổi về việc Việt Nam dừng miễn thị thực đơn phương với công dân Hàn Quốc từ 0h ngày 29/2 nhằm tăng cường kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19. Công dân Hàn Quốc sử dụng hộ chiếu phổ thông với thị thực phù hợp vẫn được nhập cảnh vào Việt Nam.

Việt Nam đề nghị Hàn Quốc phối hợp chặt chẽ trong công tác chống dịch Covid-19, hỗ trợ công dân và doang nghiệp đang làm ăn, sinh sống tại mỗi nước. Phó Thủ tướng mong muốn hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai bên được duy trì bình thường.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha. Ảnh: Yonhap.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha. Ảnh: Yonhap .

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao ngày 21/2 khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch Covid-19 hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch. Công dân Việt Nam đang có mặt tại Hàn Quốc được đề nghị thường xuyên theo dõi và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng sở tại để phòng tránh dịch.

Hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc, riêng tại thành phố Daegu là 8.285 người, tại tỉnh Bắc Gyeongsang là 18.502 người, trong đó có 333 người tại quận Cheongdo, một trong hai ổ dịch lớn của Hàn Quốc, theo thông cáo ngày 23/2 của Bộ Ngoại giao. Tính đến ngày 24/2, chưa có ghi nhận về người Việt nhiễm bệnh ở Hàn Quốc.

Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán từ tháng 12/2019, đã xuất hiện tại 58 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 83.000 ca nhiễm, hơn 2.800 ca tử vong, hơn 36.000 người khỏi bệnh. Hàn Quốc ghi nhận gần 2.400 trường hợp nhiễm nCoV và 13 người thiệt mạng.

Để nhận được sự hỗ trợ, công dân liên hệ:

- Đường dây nóng Bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc: +82 106 315 6618.

- Tổng đài Bảo hộ công dân: +84 981 84 84 84.

Nguyễn Tiến

Tổng thống Hàn Quốc đối mặt thách thức từ nCoV

Với gần 3.000 ca nhiễm nCoV cùng 16 trường hợp tử vong, Hàn Quốc giờ đây trở thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục. Số ca nhiễm dự kiến còn tăng khi quan chức y tế bắt đầu xét nghiệm hơn 210.000 thành viên Tân Thiên Địa, giáo phái của "Bệnh nhân 31", nữ tín đồ được cho là đã truyền virus cho hàng chục người khác.

Dịch bệnh lây lan nhanh chóng khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phải hứng chịu làn sóng phẫn nộ từ công chúng, cũng như loạt chỉ trích của các đối thủ chính trị. Phe đối lập tuyên bố sẽ đưa "sự kém cỏi" của ông Moon thành vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 15/4. Hơn một triệu người Hàn cũng ký vào bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu bãi nhiệm Tổng thống.

"Nếu dịch bệnh không được kiềm chế sớm, nó có thể gây ra thảm họa cho đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử sắp tới", Ahn Byong-jin, chuyên gia tại Đại học Kyung Hee ở Seoul, nhận định. "Các lãnh đạo hiện nay vẫn đảm nhiệm việc đưa ra kế hoạch hành động, cũng như cách kết nối với người dân giữa dịch bệnh".

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 hôm 25/2. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 hôm 25/2. Ảnh: Reuters .

Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc dường như rơi vào tình huống ngặt nghèo, khi dịch bệnh khởi phát từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ. Dù 40 nước, bao gồm Mỹ và Triều Tiên, đã hạn chế hoặc cấm nhập cảnh với người từ Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc vẫn ngần ngại ra quyết định tương tự. Họ chỉ cấm nhập cảnh với người đến từ tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch Covid-19 bùng phát.

Với chính quyền của ông Moon, việc cấm nhập cảnh "không mang lại lợi ích thiết thực". Nhưng theo quan điểm của những người chỉ trích, nếu không áp dụng biện pháp này, nCoV sẽ ngày càng lan rộng, đồng thời làm thu hẹp cơ hội thúc đẩy nền kinh tế vốn đang chịu tổn hại do sụt giảm mạnh về thương mại với Trung Quốc.

Hôm 26/2, Chosun Ilbo, tờ báo có quan điểm bảo thủ ở Hàn Quốc, cảnh báo việc không cấm người từ Trung Quốc trong lúc chống dịch "cũng giống như cố bắt muỗi mà để cửa sổ mở".

Tuy nhiên, Kang Min-seok, phát ngôn viên của ông Moon, lưu ý không có hành khách nào từ Trung Quốc đại lục dương tính với nCoV kể từ khi Hàn Quốc siết chặt việc dịch vụ biên dịch sàng lọc khách Trung Quốc vào ngày 4/2, nói thêm rằng số ca nhiễm mới ở Trung Quốc bên ngoài Hồ Bắc ngày càng thấp.

Các đối thủ chính trị của ông Moon lâu nay cũng cáo buộc Tổng thống ủng hộ Trung Quốc, hoặc sợ làm "phật ý" Chủ tịch Tập Cận Bình. Hôm 20/2, trong cuộc điện đàm với ông Tập, ông Moon nói rằng "khó khăn của Trung Quốc cũng là khó khăn của chúng tôi".

Hàn Quốc đã quyên góp số lượng lớn vật tư y tế cho Trung Quốc, bao gồm 2 triệu khẩu trang loại thường, một triệu khẩu trang y tế, 100.000 bộ đồ bảo hộ và 100.000 kính bảo hộ. Trong khi đó, phe đối lập Hàn Quốc chỉ trích chính phủ vì không cung cấp đủ khẩu trang cho chính công dân nước mình.

Một số quyết định ban đầu của chính quyền ông Moon trong công tác phòng chống nCoV cũng bị lên án . Các thành viên giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 tại Hàn Quốc hiện nay, bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh vào khoảng ngày 7-10/2, vài hôm trước khi ông Moon nói điều tồi tệ nhất đã qua.

Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tham dự những buổi lễ vào chủ nhật, nơi hàng trăm tín đồ cầu nguyện và hát lớn trong không gian kín chật hẹp, khiến virus nhanh chóng lây lan. Tại thời điểm đó, chính phủ nhiều lần cam đoan với người dân rằng họ không cần hủy những buổi tụ tập đông người. Lee In-young, nghị sĩ thuộc phe đa số trong quốc hội, kêu gọi mọi người "nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật".

Ngay cả khi ông Moon tuyên bố tình hình "đã ổn định" vào ngày 13/2, Jung Eun-kyeong, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), vẫn cảnh báo nhận định đó "còn quá sớm", bởi số bệnh nhân ở Trung Quốc chưa giảm mạnh. "Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác", bà nhấn mạnh.

Bước ngoặt khiến sự lạc quan của chính phủ dường như tan biến diễn ra vào ngày 18/2, khi "Bệnh nhân 31", nữ tín đồ 61 tuổi của Tân Thiên Địa, dương tính với nCoV. Kể từ đó, số ca bệnh không ngừng tăng, có lúc gấp đôi hoặc gấp ba chỉ trong một ngày.

Năm 2015, khi dịch MERS (hội chứng hô hấp cấp Trung Đông) tấn công Hàn Quốc, ông Moon, lúc đó là lãnh đạo phe đối lập, đã gọi cuộc khủng hoảng là "thảm họa do chính phủ bất tài mà bà Park Geun-hye lãnh đạo gây ra". "Chính phủ đã biến thành chủ thể siêu lây nhiễm", ông nói.

Tổng thống Hàn Quốc lên nắm quyền sau khi người tiền nhiệm Park Geun-hye bị phế truất vì sai lầm trong việc xử lý những cuộc khủng hoảng, như vụ chìm phà Sewol, khiến công chúng tức giận.

Theo bình luận viên Choe Sang-hun của NY Times , loạt chướng ngại vật trong Covid-19 là cú lật ngược khá trớ trêu với ông Moon.

Hàn Quốc đã kiềm chế dịch MERS sau khi 186 người nhiễm bệnh và 38 ca tử vong. Từ những bài học rút ra, giới chức y tế nước này ráo riết theo dõi và cách ly bệnh nhân khi dịch Covid-19 bùng phát, xét nghiệm tới hơn 10.000 người mỗi ngày.

Sự gia tăng đột biến số ca nhiễm nCoV ở Hàn Quốc những ngày gần đây một phần do nỗ lực phát hiện đó. Chính quyền cũng công bố số liệu rất nhanh chóng, thông qua những ứng dụng trên smartphone để cập nhật theo thời gian thực cho người dân về địa điểm bệnh nhân từng đến, gửi thông báo nếu họ tiếp cận nơi đó.

Dù tỷ lệ tử vong thấp hơn MERS, dịch Covid-19 dường như dễ lây nhiễm hơn rất nhiều. Tình trạng nCoV lây lan nhanh chóng khắp đất nước khiến người dân Hàn Quốc nghi ngờ chiến lược chống dịch của ông Moon, chủ yếu dựa vào sự hợp tác và nhận thức của cộng đồng.

Trong khi chính phủ Hàn Quốc tích cực cảnh báo người dân thực hiện những biện pháp đề phòng như đeo khẩu trang và rửa tay, họ vẫn cố duy trì hoạt động kinh tế nhiều nhất có thể. Thêm vào đó, việc theo đuổi những biện pháp cứng rắn cũng tiềm ẩn rủi ro chính trị.

Khi chính phủ cố gắng cấm các cuộc biểu tình vì lo ngại sức khỏe cộng đồng, những người tham gia tuần hành cáo buộc đây là sự đàn áp chính trị. Kế hoạch "phong tỏa" thành phố Daegu và khu vực lân cận cũng bị nhiều chính trị gia bảo thủ coi là động thái bao vây những địa phương của chính đất nước, trong khi không thể quay lưng với Trung Quốc.

Những "đòn đánh" chính trị diễn ra chớp nhoáng, buộc chính quyền của ông Moon phải gạt bỏ toàn bộ kế hoạch phong tỏa. Hong Ihk-pyo, phát ngôn viên của đảng Dân chủ, người công bố kế hoạch phong tỏa Daegu, đã từ chức.

Cơn thịnh nộ của người Hàn tiếp tục tăng lên vào tuần này trước việc một số thành phố Trung Quốc bắt đầu cách ly những khách Hàn Quốc nhập cảnh, trong khi chính phủ của họ không áp dụng biện pháp tương tự với khách Trung Quốc. Đơn kiến nghị trực tuyến yêu cầu Nhà Xanh cấm khách Trung Quốc đã nhận được hơn 760.000 chữ ký.

Đông đảo người Hàn cũng tập trung trút giận vào giáo phái Tân Thiên Địa. Những hoạt động của giáo phái này, như ngồi sát nhau trên sàn trong các buổi lễ và tích cực truyền đạo, được cho là yếu tố khiến dịch bệnh lan nhanh. 920.000 người đã ký vào đơn kiến nghị yêu cầu chính phủ giải tán giáo phái.

Ông Moon kêu gọi người dân đoàn kết, nói thêm rằng những ngày tới là "giai đoạn quan trọng" trong việc xác định tình trạng lây lan virus tại đất nước. Tuy nhiên, một số người cáo buộc chính phủ đang tìm cách đổ lỗi cho giáo phái Tân Thiên Địa, trong khi các tín đồ cũng là nạn nhân của dịch bệnh.

"Những gì chúng ta thấy cho đến nay là sự thất bại hoàn toàn của hệ thống phòng dịch. Nguyên nhân lớn nhất là chính phủ đã bỏ qua quy tắc kiểm soát dịch bệnh vô cùng cơ bản: ngăn chặn nguồn lây nhiễm", Choi Dae-zip, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc, đề cập đến việc chính quyền ông Moon không cấm khách Trung Quốc.

Ánh Ngọc (Theo NY Times )

Các thuật ngữ bạn cần biết để theo dõi Giải đua xe Công thức 1 một cách trọn vẹn nhất

Formula 1 là gì

Formula 1 - Công thức 1 hay thường được viết tắt là F1 trong tên gọi của giải đua nhằm để chỉ một loạt quy định của Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) mà tất cả người và xe tham gia phải tuân thủ, ví dụ như động cơ hút (atmospheric engine) lên đến 4.500 cm³. Trong khi đó, Formula 2 - Công thức 2 (phân khúc thấp hơn) được định nghĩa cho loại động cơ hút có dung tích đến 2.000 cm³.

Ballast 

Nguyên lý cơ bản là xe càng nhẹ thì sẽ có lợi thế hơn hẳn về tốc độ phóng, do đó để đảm bảo công bằng cho giải đấu, những chiếc xe cùng người cầm lái không đủ trọng lượng tối thiểu theo quy định sẽ phải gắn thêm "đá" ballast vào xe. 

Các thuật ngữ bạn cần biết để theo dõi Giải đua xe Công thức 1 một cách trọn vẹn nhất - Ảnh 1.

Ảnh 1 – "đá" ballast được gắn vào xe khi không đủ trọng lượng

Theo quy định mới nhất của Giải đua F1 từ năm 2019, tổng trọng lượng của cả người và xe đã tăng lên 740 kg, trong đó trọng lượng của các tay lái và ghế ngồi phải đạt tối thiểu 80 kg. Sự thay đổi về yêu cầu cân nặng này giúp nhiều tay lái "dễ thở" hơn đôi chút vì trước đây họ phải lên kế hoạch giảm cân trước mỗi chặng đua, để đảm bảo tổng trọng lượng của người và xe không vượt quá quy định. 

Pit-stop

Giải đua xe F1 không chỉ là màn so kè tốc độ của một tay đua đơn lẻ mà còn là nơi thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng của các thành viên trong đội tại khu vực pit-stop. Pit-stop hiểu đơn giản là điểm dừng kỹ thuật, nơi các tay lái nhanh chóng đưa những chiếc "quái xế triệu đô" vào thay lốp rồi ngay lập tức trở lại đường đua. Khi thời gian tính dịch vụ biên dịch bằng giây là yếu tố tiên quyết để quyết định thắng bại cho mỗi tay đua, đội nào có tốc độ thay lốp càng nhanh sẽ càng có lợi thế. Số lượng nhân viên hỗ trợ kỹ thuật luôn sẵn sàng "trực chiến" tại các pit-stop là khoảng 20 người. 

Các thuật ngữ bạn cần biết để theo dõi Giải đua xe Công thức 1 một cách trọn vẹn nhất - Ảnh 2.

Ảnh 2: Pit-stop- nơi thể hiện tinh thần đồng đội của các đội rõ nhất, và cũng là nơi đóng góp vào chiến thắng cuối cùng của tay đua.

Kỉ lục hoàn thành pit-stop nhanh nhất hiện nay thuộc về đội Red Bull khi họ hoàn tất quá trình vào pit của Max Verstappen trong 1,82 giây tại 2019 Brazilian Grand Prix 2019.

Đua thử, phân hạng và đua chính thức

Nếu bạn thắc mắc vì sao một chặng đua F1 thường diễn ra trong 3 ngày thì câu trả lời là đây:

Ngày 1: Ngày luyện tập không bắt buộc (Practice) bao gồm hai buổi sáng và chiều, mỗi buổi kéo dài 1 tiếng 30 phút

Ngày 2: Ngày đua phân hạng (Qualifying) kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ và được chia thành 3 phần: Q1, Q2, Q3, quyết định vị trí xuất phát của các tay lái trong ngày đua chính thức. 

Phần đua này cho phép các tay đua chạy bao nhiêu vòng tùy ý, miễn là trong thời gian cho phép. 

Ngày 3: Ngày đua chính thức (Race)

Đây là ngày đua chính thức quyết định "ngôi vương" của các đội tham gia với đỉnh điểm của những màn so kè tốc độ gay cấn nhất. 

Các thuật ngữ bạn cần biết để theo dõi Giải đua xe Công thức 1 một cách trọn vẹn nhất - Ảnh 3.

Ảnh 3: Race day – ngày được trông đợi nhất trong cả chặng đua

Tại 1 số nước tổ chức, lịch trình đua có thể được thay đổi chút ít. Chẳng hạn tại Grand Prix Monaco, ngày luyện tập bắt đầu vào Thứ Năm để các tay đua có thời gian nghỉ ngơi vào Thứ Sáu. Hay chặng đua chính thức tại Singapore 2008 và Bahrain 2014 diễn ra vào buổi tối thay vì buổi chiều như thông lệ. 

Tại Việt Nam - chặng đua Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix sắp tới sẽ diễn ra trong 3 ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật từ ngày 03 - 05/4/2020

Luật 107%

Trong lượt đua đầu tiên (Q1) của Ngày đua phân hạng (qualifying), bất kỳ tay lái nào không hoàn thành vòng đua trong khoảng thời gian tối đa 107% so với kỷ lục hoàn thành của tay lái nhanh nhất lượt đua 1 (Q1) sẽ không được phép tham gia cuộc đua chính thức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, các trọng tài đua (steward) vẫn có thể cho phép điều này.

Marshal

Ở giải đua danh giá nhất thế giới thì công tác vận hành và đảm bảo an toàn luôn là ưu tiên số 1. Marshal là các tình nguyện viên/chuyên viên điều hành - sẽ là những người phụ trách nhiều vai trò trong cả chặng đua, chẳng hạn phụ trách xe đua, phụ trách khu vực khán đài để đảm bảo khán giả không gây nguy hiểm cho bản thân và các tay đua, giúp đưa xe và tay lái gặp sự cố, tai nạn ra khỏi đường đua hay vẫy cờ hiệu để thông báo tình trạng với các tay lái. Tại chặng đua Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix vào tháng 4/2020 sắp tới, sẽ có khoảng 1.000 marshal được tuyển chọn và đào tạo bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới đến từ Liên đoàn xe động cơ Úc (CAMS).

Flag 

Một hệ thống cờ hiệu (Flag) được sử dụng trong giải đua Công thức 1, mỗi màu và số lượng cờ hiệu sẽ truyền tải một thông điệp khác nhau.

Các thuật ngữ bạn cần biết để theo dõi Giải đua xe Công thức 1 một cách trọn vẹn nhất - Ảnh 4.

Ảnh 4: Khi lá cờ xanh lá cây được vẫy lên, các tay đua sẽ hiểu rằng nguy hiểm đã qua và có thể quay lại đường đua một cách bình thường.

Chẳng hạn khi 1 cờ vàng được phất, các tay đua sẽ hiểu rằng đang có nguy hiểm trên đường đua, bắt buộc phải chạy chậm và không được vượt. Khi cờ vàng được phất 2 lá cùng lúc nghĩa là đường đua đang gặp sự cố, nhân viên cứu hộ đang có mặt trên đường đua để xử lý, do đó các tay đua không được vượt nhau. Cờ vàng sọc đỏ báo hiệu bề mặt đường đua gặp sự cố, có thể gây trơn trượt cho xe đua. Ngược lại, khi nhìn thấy cờ xanh lá cây được phất, các tay đua có thể hiểu rằng đã hết khu vực nguy hiểm và có thể tiếp tục thi đấu bình thường. Cờ xanh dương được phất lên khi tay đua cuối cùng bị tay đua đầu tiên trong đoàn đua bắt kịp (dẫn trước hơn 1 vòng đua), việc này đồng nghĩa tay đua cuối cùng phải nhường đường và không được có hành động cản trở tay đua đầu tiên vượt qua. 

Chính sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại – tính chính xác – kỷ luật và thời gian tính theo từng tích tắc đã làm nên sự hấp dẫn cho giải đua F1 – giải đua tốc độ đắt giá nhất hành tinh.

HLV Park Hang-seo tự cách ly 14 ngày, không ra khỏi khuôn viên VFF

HLV Park Hang-seo và vợ đã từ Hàn Quốc trở về Việt Nam vào ngày 23/02 vừa qua. Sau đó, đã có rất nhiều tranh cãi quanh việc liệu ông có phải cách ly để phòng tránh những nguy cơ lây lan dịch Covid-19 hay không? Theo tiết lộ của trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa trên trang cá nhân, HLV trưởng đội tuyển Việt Nam đã quyết định tự giác các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Cụ thể, ông Park và vợ tự cách ly tại nhà trong 14 ngày. Ông hạn chế tiếp xúc với người khác và chỉ sinh hoạt tại nhà riêng được đặt khuôn viên của trụ sở Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng như trung tâm đào tạo trẻ.

"Thời buổi Corona, HLV Park cũng tự nguyện cách ly với những người còn lại. Ông hạn chế di chuyển và chụp hình với người khác. Không tiếp xúc và chỉ khi bắt buộc thì mới thực hiện các công việc khác. Vợ chồng ông và các trợ lý tuân thủ đầy đủ các quy định của cơ quan y tế Hà Nội và hợp tác đầy đủ với mọi yêu cầu của họ. Chỉ được phép di chuyển khi được phép của họ, mặc dù ông đang đếm từng ngày để được phép đi ra ngoài làm bao nhiêu kế hoạch", ông Khoa chia sẻ.

HLV Park Hang-seo tự cách ly 14 ngày, không ra khỏi khuôn viên VFF - Ảnh 1.

HLV Park Hang-seo gần như chỉ ở nhà nếu không có việc đặc biệt.

HLV Park Hang-seo tự cách ly 14 ngày, không ra khỏi khuôn viên VFF - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, vị trợ lý này cũng chia sẻ về những điều mà ông trao đổi với HLV Park, rằng khi có người xin chụp ảnh thì ông Park làm thế nào. Vị chiến lược gia này hài hước nói rằng chắc người ta còn chạy ra xa ấy chứ.

"Hỏi ông ông đang tuân thủ đầy đủ qui định đấy chứ, ông nói tao luôn đang hợp tác đầy đủ thật, chứ không phải chỉ hình thức đâu nha. Hỏi đùa ông thế dạo này có ai xin chụp hình không? Ông cũng đùa lại : Họ thấy tao họ chạy mất dép thì có, có ai chụp với tao đâu. Hoan nghênh đại ca nha", trợ lý HLV Park Hang-seo kể lại.

Từ ngày trở về Việt Nam, các phóng viên cũng chỉ ghi được những hình ảnh khi ông Park đi dịch vụ biên dịch dạo quanh nhà hoặc tới nơi họp với lãnh đạo VFF.

HLV Park Hang-seo vội vã về nhà sau khi mất 1 tiếng kiểm tra y tế tại sân bay Nội Bài. Thực hiện: GN

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó

Bên cạnh bánh mì, phở chính là món ăn Việt Nam nổi tiếng nhất với các thực khách quốc tế. Các nhà hàng phở Việt cũng được mở nhiều ở nước ngoài, với những phiên bản phở biến tấu để phù hợp với khẩu vị địa phương hoặc làm mới, sáng tạo hơn. Tuy vậy, không phải sự sáng tạo nào cũng thực sự được chào đón, thậm chí còn gây phản tác dụng, bị chính những người ngoại quốc ở địa phương đó “ném đá”.

Trong vài năm trở lại đây, đã có những phiên bản biến tấu của phở bị dư luận phản đối dữ dội, một số có thể thông cảm, ngược lại, có những ý tưởng khó mà tin nổi:

1. Phở Hot Pie (phở bánh nướng)

Gần đây nhất chính là phiên bản phở bánh nướng của một nhà hàng ở Costa Mesa, California, Mỹ. Các nguyên liệu của một bát phở được chuyện vào thành phần nhân của một chiếc bánh nướng với lớp vỏ bột mì phủ bên ngoài. Clip giới thiệu về phiên bản phở này trên trang Thrillist đạt hơn 1,2 triệu views nhưng chủ yếu đều là bình luận ném đá, chê trách.

Phiên bản Phở Hot Pie. Nguồn: Thrillist.

Các nguyên liệu phở được nướng cùng lớp vỏ bột mì bên ngoài.

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó - Ảnh 3.

Một số người cho rằng món này không xứng đáng để gán chữ “phở” trong tên.

2. Phở bơ

Đúng như tên gọi, bát phở này chỉ có bánh phở, nước dùng và những miếng bơ tươi. Trông tổng thể, khó thể tin đây được coi là phở!

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó - Ảnh 4.

Bát phở lõng bõng nước với vài miếng bơ. Ảnh: Caitlyn B.

Phở bơ là phần ăn được phục vụ tại một nhà hàng đồ Việt ở Denton, Texas, Mỹ. Theo đó, mô hình buôn bán của cửa hàng này là cho khách gọi và thanh toán riêng từng loại topping, có một nữ thực khách đã thực sự gọi và thưởng thức bát phở bơ này. Ngay khi bức ảnh được chia sẻ, nó đã viral và nhận về lượng “gạch đá” đáng kể.

3. Phở burito và phở tacos

Phiên bản này không chỉ được bán nhiều mà còn được tự làm rộng rãi trên nước Mỹ. Các nguyên liệu được cuộn và chèn lại bằng lớp vỏ burito, sau đó chiếc burito phở sẽ được cắt đôi để phục vụ cho thực khách. Phiên bản phở tacos thì thay thế lớp vỏ bằng bánh tacos.

Điều khiến dân tình phẫn nộ nhất là: công thức của hai món này thậm chí còn… chẳng có sợi bánh phở bên trong.

4. Phở… thạch

Cách thể hiện tình yêu của bạn bè quốc tế với món phở Việt Nam đôi khi cũng khó hiểu. Ví dụ như phiên bản phở dịch vụ biên dịch thạch rau câu này.

Khi phở Việt Nam bị các nhà hàng nước ngoài biến tấu quá đà: 90% bị chê như thảm hoạ, muốn bênh vực cũng khó - Ảnh 7.

Na ná như cách làm… thịt đông, phần nguyên liệu phở cơ bản được xếp vào khuôn, nước dùng phở pha gelatin sẽ đổ vào đông lại, kết dính các nguyên liệu thành món phở thạch. Nhưng món ăn này bị chính các vị khách phương Tây bởi lẽ thịt bò bên trong thạch là thịt sống… Phiên bản phở thạch có thể khiến thực khách quốc tế nhầm lẫn phiên bản gốc của món phở cũng sử dụng thịt sống như thế, trong khi hoàn toàn không.

Lên TV kể lí do tan rã, nhóm nữ lớn hơn SNSD và Wonder Girls 1 tuổi "gây bão" BXH trở lại nhờ ca khúc 13 năm trước

Trong tập phát sóng vừa qua của "Sugar Man 3" thuộc dài JTBC, SeeYa (gồm 3 thành viên Kim Yeonji, Lee Boram và Nam Gyuri) đã xuất hiện với tư cách khách mời. Nhóm nữ ra mắt năm 2006 (tức trước SNSD và Wonder Girls 1 năm) và tan rã vào 5 năm sau đó.

Lên TV kể lí do tan rã, nhóm nữ lớn hơn SNSD và Wonder Girls 1 tuổi gây bão BXH trở lại nhờ ca khúc 13 năm trước - Ảnh 1.

SeeYa nói về chuyện tan rã của nhóm trong quá khứ.

Khi hỏi về chuyện tan rã, Yeonji chia sẻ: "Ở thời điểm đó, mỗi chúng tôi đều có công việc riêng và cũng quảng bá rất nhiều nên không bao giờ mở lòng với nhau hay có những buổi nói chuyện sâu dịch vụ biên dịch sắc. Chúng tôi ai cũng có sự lo âu nhưng lại không thể hiện những khó khăn của bản thân ra bên ngoài. Nếu chúng tôi chịu nói chuyện này sớm hơn thì tôi nghĩ các thành viên có thể hiểu nhau nhiều hơn".

Boram cho biết: "Thành thật mà nói thì chúng tôi đã chưa chín chắn và còn thiếu sót nhiều vào lúc đó. Vì có một hiểu lầm mà tôi đã không nhìn mặt Gyuri và sau 2 năm thì tôi lại hối hận về hành động của mình. Ước gì tôi trưởng thành hơn để nói chuyện rõ ràng với cô ấy. Cá nhân tôi rất biết ơn khi cô ấy đã vượt qua chuyện này và tiếp tục sống tốt".

Gyuri, thành viên rời nhóm năm 2009 rồi quay lại trong đợt quảng bá cuối cùng năm 2011, nói: "Khi nghĩ về bản thân hồi còn trẻ, người khác có thể dễ dàng nghĩ rằng chúng tôi rất hạnh phúc bởi vì rất được yêu mến, thắng hạng nhất và có nhiều người hâm mộ. Tuy nhiên trong độ tuổi 20 đó, chúng tôi vẫn còn là những đứa trẻ chỉ vừa mới bắt đầu sự nghiệp của mình. Việc tốt nhất mà tôi có thể làm vào thời điểm đó chính là rời nhóm".

Live "Love Greeting" – SeeYa ["Sugar Man 3" 21/2]

Qua chương trình, nhóm đã tranh thủ cơ hội tái hợp để hát lại những hit của mình ngày xưa khiến khán giả trong trường quay bồi hồi và xúc động. Sau đó, ca khúc "Love Greeting" (phát hành 2007) được nhóm biểu diễn lại bỗng "gây bão" BXH nhạc số tại Hàn Quốc khi đồng loạt lọt top 100 của 5 trang nhạc số thuộc iChart.

Lên TV kể lí do tan rã, nhóm nữ lớn hơn SNSD và Wonder Girls 1 tuổi gây bão BXH trở lại nhờ ca khúc 13 năm trước - Ảnh 3.

Ca khúc 13 năm trước được SeeYa thể hiện lại trong "Sugar Man 3" đã lội ngược dòng trên các trang nhạc số thuộc iChart.

Việc một ca khúc từ hơn chục năm trước quay trở lại BXH là một điều hết sức hiếm hoi nhưng "Love Greeting" của SeeYa đã làm được. Điều này chứng tỏ ca khúc là một hit lớn trong quá khứ của nhóm mà rất nhiều người đã thuộc nằm lòng giai điệu cũng như lời ca của nó. Và khi bài hát ấy vang lên với sự góp giọng của chính chủ nhân nó, nhiều kí ức của khán giả ùa về khiến họ phải tìm nghe lại ca khúc này.

Nguồn tham khảo: SP, IC

Nữ Giám đốc khách sạn buộc phải cho nhân viên

Vụ việc  khách sạn Hanoi Emerald Waters Hotel ở Hà Nội đóng nhiều cơ sở, cho nhân viên nghỉ việc 4 tháng  vì dịch Covid-19 đang khiến dư luận quan tâm và thương cảm.

Nữ Giám đốc khách sạn buộc phải cho nhân viên về quê 4 tháng vì Covid-19: Gần 3 tháng mất hơn 20 tỷ đồng, từng đập đầu gào thét vì sốc nặng - Ảnh 1.

4 trong 9 cơ sở khách sạn Hanoi Emerald Waters Hotel phải đóng cửa vì dịch corona.

Ghi nhận của PV, một số cơ sở của khách sạn này hiện đã đóng cửa tạm thời, bên trong có một vài nhân viên túc trực dọn vệ sinh, trông giữ đồ đạc.

Giám đốc chuỗi khách sạn này, bà Phạm Thị Hằng nghẹn ngào cho biết, hơn hai tháng nay khách sạn của bà thiệt hại rất lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo lời bà Hằng, khách sạn của bà là khách sạn hạng trung, khách du lịch chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trước Tết khách đặt phòng ở đây đi du lịch rất đông nhưng sau khi dịch Covid-19 bùng phát, tất cả đều đã hủy phòng.

Phòng ốc của khách sạn vắng lặng, tăm tối vì không có khách đến thuê, phải đóng cửa.

Từ đó đến nay, khách đến thuê phòng rất ít, không đủ để chi trả tiền thuê mặt bằng, điện nước và tiền lương của nhân viên. Suốt 2 tháng nay, 4 trong tổng số 9 khách sạn của bà Hằng đã không hoạt động vì vắng khách.

" Chi nhánh của khách sạn tại 38 Lò Sũ đã phải đóng cửa, nhân viên nghỉ việc 4 tháng với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/tháng.  Hiện, các chi nhánh còn lại đang cầm cự với số nhân sự cắt giảm gần một nửa so với trước đây và họ chấp nhận mức lương "đồng giá" 4 triệu đồng/người, không phân biệt cấp bậc, vị trí.

Nếu tình hình không có gì thay đổi, dịch corona như hiện nay chúng tôi chắc phải đóng cửa thêm 4 cơ sở khác.  Chứng kiến việc làm ăn khủng hoảng này tôi rất sốc từng đập đầu vào tường, chỉ vài tháng nay mà kinh doanh đã mất hơn 20 tỷ đồng ", bà Hằng cho biết.

Nữ Giám đốc khách sạn buộc phải cho nhân viên về quê 4 tháng vì Covid-19: Gần 3 tháng mất hơn 20 tỷ đồng, từng đập đầu gào thét vì sốc nặng - Ảnh 4.

Nhân viên khách sạn phải làm cầm chừng, người được cho nghỉ việc về quê nhận lương thất nghiệp.

Vị giám đốc nói thêm, trước tình thế bắt buộc như hiện nay, việc cho nhân viên nghỉ việc nhận lương thất nghiệp là việc bắt buộc không thể làm khác. Các nhân viên làm việc ở đây hiện kinh tế bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng tất cả đều thông cảm và sẻ chia với tình hình hiện tại.

Nữ Giám đốc khách sạn buộc phải cho nhân viên về quê 4 tháng vì Covid-19: Gần 3 tháng mất hơn 20 tỷ đồng, từng đập đầu gào thét vì sốc nặng - Ảnh 5.

Một cơ sở khách sạn này ở phố Lò Sũ đang hoạt động nhưng rất vắng khách.

"Các nhân viên làm việc tại đây, đều là do khách sạn đào tạo ra. Khi biết công việc kinh doanh gặp khó khăn vì dịch Corona ai cũng buồn nhưng tất cả đều hiểu và đồng cảm với chúng tôi. 

Tất cả đều cam kết sẽ gắn bó cùng khách sạn, không ai nghỉ việc. giờ không biết cầm cự đến bao lâu, chỉ mong dịch nhanh ổn định, khách du lịch sớm quay lại Việt Nam.  Công ty có quỹ đủ cho 6 tháng hoạt động, nhưng đã tiêu hết số tiền của 3 tháng. Nếu 3 tháng còn lại, quỹ không tối ưu, chia nhỏ thì không thể trụ tiếp dịch vụ biên dịch 6 tháng tiếp theo" , bà Hằng chia sẻ.

Nếu dịch Corona không được dập khách sạn này còn phải đóng cửa nhiều cơ sở khác.

Làm việc hơn 2 năm tại khách sạn này anh Huy (nhân viên lễ tân) chia sẻ, anh được khách sạn đào tạo, nhận việc với thu nhập khá ổn định. 

Gần 3 tháng nay khách sạn chịu ảnh hưởng từ dịch corona khiến việc kinh doang thua lỗ. Tuy nhiên anh và những nhân viên khác đều cảm thông và chia sẻ với chủ của mình.

"Tôi làm việc ở đây hơn 2 năm, đã lập gia đình. Hiện công ty bị ảnh hưởng nên kinh tế gia đình tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn.  Nhưng đây là tình trạng chung ở nhiều nơi, là chuyện không mong muốn nên chúng tôi sẽ cố gắng vượt qua, cam kết ở lại làm việc, không nghỉ" , anh Huy nói.